Tóm tắt câu chuyện đã.
Thôi mình lười, các bạn coi trailer đi sẽ biết.
Dành cho các bạn nào ra rạp và muốn coi phim này: đừng
các bạn ạ. Trừ khi kiểu phim sâu xa khiến người xem phải chiêm nghiệm và suy ngẫm
là gu của bạn. Mình không muốn các bạn ra rạp, chọn một tựa phim với mong muốn
giải trí đầu óc nhưng kết quả thu được là muốn ngủ luôn trong rạp, cười hề với
nhau “Ảo quá mầy ơi” “Chả hiểu gì cả” “Rốt cuộc ai là phản diện?” “Phim chán
òm, biết vậy không coi, uổng tiền tao!”. Như vậy thì buồn lắm.
À nhưng mà mình không viết cái review này để chê, tính
mình chê trước khen sau. Phần cảnh báo đã hết, kể từ giờ mới là nội dung chính.
Phải, phim chẳng mới gì cả, kiểu bình mới rượu cũ mà,
bình cũng chẳng mới gì mấy. Thông điệp của phim là con người đã quá chúi nhũi
vô internet rồi, không dứt ra được, bị lệ thuộc nó, bị vô cảm hóa. Con người bị
lệ thuộc chính sản phẩm do mình tạo ra, đại khái vậy. Điều đó ai cũng nhận ra
được khi coi phim, thế nên mình muốn nói về một ý khác. Mình sẽ dẫn theo cảm nhận
của nhân vật Evelyn vậy.
Khi Will chết, cô rất muốn giữ anh sống mãi dù chỉ qua mấy
số liệu mã hóa, cô muốn bên cạnh anh, nhưng tồn tại trong cô là hai phần cảm
xúc. Một bên yêu Will mù quáng, một bên cảm thấy sợ hãi và nghi ngờ. Lúc chạy
thử máy không thành cô đã chấp nhận bỏ cuộc, đó là bằng chứng của sự sợ hãi, cô
biết sự nguy hiểm của trí tuệ nhân tạo này. Nhưng nỗi nghi ngờ lúc này quá mong
manh trước mất mát trong lòng nên cô tin tưởng gần như trăm phần trăm cỗ máy
kia là Will tái sinh. Không ai khuyên được.
Ừm, và nỗi nghi ngờ đó lớn lên dần.
Đỉnh điểm là khi cô biết cái máy kia thậm chí nắm rõ từng
dây thần kinh, từng lượng hormone trong người cô, cái máy đó biết cô nghĩ gì,
cái máy đó biết được cảm xúc của cô. Cái máy hỏi cô rằng, em hết yêu anh rồi phải
không Evelyn, cô bảo còn, nhưng thật chất nỗi nghi ngờ đã lấn hết cảm xúc của
cô rồi. Tất cả chỉ còn chờ một cơ hội cho cô chấp nhận sự thật thôi.
Cái gì đến sẽ phải đến, và cô chấp nhận. Mọi người lên kế
hoạch giết cái máy đó, cài virus cho nó. Cuối cùng virus cài vào người Evelyn để
cái máy không nghi ngờ. Mình nghĩ, dở thiệt, nghĩ sao cái máy đó không biết,
Evelyn sợ muốn rụng tim rồi kìa.
Nhưng mà cuối cùng cái máy vẫn cho mọi người giết nó. Cả
hai vợ chồng cùng chết.
Và mình mới nhận ra là, cái máy đó chưa làm gì cả. Chưa
hại ai, chưa giết ai. Nó tiếp thu ý chí của Will, dùng trí tuệ chỉ để chữa trị.
Tất cả mối nguy hiểm chỉ là do nỗi nghi ngờ không tên kia tạo ra thôi.
Ban đầu mình nghĩ hẳn là chú Johnny phải diễn hai vai,
vai Will lúc sống và vai cái máy biết nghĩ. Nhân vật Will làm mình nhớ tới
Willy Wonka của nhà máy chocolate dù hai người này chẳng giống nhau tẹo nào. Điểm
giống nhau đó là, khi mình cố tìm hiểu mạch suy nghĩ của nhân vật, khi mình lờ
mờ nhìn thấy dòng suy nghĩ đó và cho rằng đó là một nội tâm phức tạp thì hóa
ra, nhân vật của chú Johnny rất đơn thuần, từ đầu chí cuối như một. Will và cái
máy đó là một, vẫn không hề thay đổi. Chỉ là Will-kỹ-thuật-số không thể nào biểu
cảm một cách hoàn hảo và trơn mượt như Will lúc sinh thời.
Phim thì mệt não, thay vì đi theo dòng logic thì phim
quay theo dòng suy nghĩ nhân vật. Ồ, và góc quay rất đẹp, quay phim rất rất đẹp,
mặc dù kỹ xảo thì khiến bạn phải “Ủa nó là cái gì vậy?”. Mấy cảnh giọt nước rỏ
xuống từ cánh hoa hướng dương, hiệu ứng bokeh, ánh sáng trắng và… nhiều lắm, mấy
cảnh không có kỹ xảo gì mấy, đẹp nhờ kỹ thuật quay phim. Mấy cảnh không lời, chỉ
để người xem tự hiểu.
Bây giờ mình mới hiểu cái câu nói đúc kết ngày xưa mình
đọc trong manga Monster, manga của lòng mình.
“Con người sợ hãi những gì họ chưa biết.” (Transcendence)
“Ác quỷ đã sinh ra và luôn tồn tại. Nỗi nghi ngờ chính
là con ác quỷ không tên.” (Monster)
Mình muốn coi lại phim này, đối với mình nó hay hơn Noah
nhiều, cỡ 7.5/10.
- 25/04 -
P/S: Mình đã có dịp coi lại lần hai, trừ mấy thứ lăn tăn
như rạp đông và ồn, sub sai chính tả tùm lum, ai đó sau lưng cứ đạp đạp vô ghế
mình, tiếng nhai bắp rổn roảng với cả chuông điện thoại trong rạp thì, mình hài
lòng vì lần thứ hai này.
Mình thích giọng với đôi mắt của chú Johnny Depp quá đi!
- 01/05 -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét